Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH PHÚ YÊN

Lịch sử Thư viện tỉnh Phú Yên được hình thành với số sách ban đầu là 500 bản (sách từ Hải Hưng theo dọc Trường Sơn vào Phú Yên năm 1974) từ căn cứ cách mạng Phú Yên chuyển về được tổ chức thành 2 tủ sách tại thư viện Phú Yên cũ (nay là gát 2 của Hội trường Phường tư TX Tuy Hoà ). Ngày 22-6-1975 mở cửa khai trương phục vụ bạn đọc. Tháng 7 năm 1975, đoàn cán bộ của Ty văn hoá tỉnh Hải Hưng gồm có anh Phương cán bộ báo chí, Anh Tuyền, Cô Chiến cán bộ truyền thanh, Anh Triều Dương cán bộ văn học nghệ thuật, Anh Nguyễn Đình Nhã (nay là Cục trưởng cục xuất bản) cán bộ thư viện và Ông Vũ Cát Phó Trưởng Ty Văn hoá Hải Hưng mang vô tặng Phú Yên 10.000 cuốn sách , 4 giá đựng sách , 1 tủ mục lục và các phương tiện hoạt động thư viện để xây dựng Thư viện. Khi bàn giao các đồng chí lãnh đạo của 2 Ty Văn hoá Hải Hưng - Phú Yên đề xuất với Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Phú Yên cho Thư viện Phú Yên đặt tên Thư viện Hải Phú. Tên Thư viện Hải Phú có ý nghĩa lịch sử được bắt đầu từ đó. Năm 1976 sáp nhập Tỉnh. Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Phú Yên đã quyết định giao trụ sở toà án Phú Yên do chế độ cũ xây dựng trên góc đường Lê Quý Đôn - Trần Hưng Đạo (diện tích đất xây dựng: 2723 mét vuông) làm thư viện. Thư Viện Hải Phú được chuyển và hoạt động với tư cách là Thư viện Bắc Phú Khánh. Năm 1997 UBND tỉnh Phú Yên cho cải tạo và xây dựng thành thư viện mới có diện tích sử dụng 1652 mét vuông, có các Phòng đọc chung, Phòng đọc cá biệt, Phòng đọc báo tạp chí, Phòng đọc nghe nhìn, Phòng đọc thiếu nhi tất cả các phòng có sức chứa cùng một lúc là 220 bạn đọc ngồi đọc sách, có Phòng vi tính.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

LỊCH TIẾP BẠN ĐỌC

Thư viện tỉnh Phú Yên mở cửa tiếp Bạn đọc vào các ngày: Thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và chủ nhật; trừ buổi chiều thứ 6 tuần cuối của tháng cơ quan họp chuyên môn. Cấp thẻ mới và đổi thẻ cũ vào thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, CN hàng tuần. THỜI GIAN * Sáng: - Từ 7 giờ đến 7 giờ 30 thủ thư làm vệ sinh phòng, kho; - Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ tiếp Bạn đọc; - Từ 11 giờ đến 11 giờ 30 thủ thư xếp tài liệu vào kho. * Chiều: - Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 tiếp Bạn đọc; - Từ 16 giờ 30 đến 17 giờ thủ thư xếp tài liệu vào kho. THƯ VIỆN TỈNH PHÚ YÊN

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Bài Tập tìm tin: Nhóm Thư Viện Tỉnh Phú Yên



Thực hành tìm kiếm cơ bản
Từ khóa: Du lịch
·         google.com

Nguyễn Thanh Tùng

Nguyễn Thiện Thuật

*Tìm kiếm trên Google: Du lịch : Khoảng 60.300.000 kết quả (0,26 giây) Du lich: Khoảng 9.920.000 kết quả (0,26 giây) "Du lịch": Khoảng 61.500.000 kết quả (0,28 giây) "Du lich": Khoảng 9.840.000 kết quả (0,22 giây) *Tìm kiếm trên trang web Trung tâm thông tin học liệu: Du lich: Số mẫu tin tìm thấy: 173 "Du lich": Số mẫu tin tìm thấy: 171 "Du lịch": Số mẫu tin tìm thấy: 171 Du lịch: Số mẫu tin tìm thấy: 173 Du lịch and ẩm thực: Không tìm thấy! Du lịch or ẩm thực: Số mẫu tin tìm thấy: 185 Du lịch not ẩm thực: Số mẫu tin tìm thấy: 183

Nguyễn Thị Hồng Nhã



Thực hành tìm kiếm cơ bản
Từ khóa: Du lịch
·         google.com

-         Du lịch : Khoảng 60.300.000 kết quả (0,22 giây).
-         “ Du lịch”: Khoảng 61.500.000 kết quả (0,38 giây).
-         Du lich:  Khoảng 9.890.000 kết quả (0,14 giây).
-         “Du lich” : Khoảng 9.840.000 kết quả (0,14 giây).

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Vị Thuốc Từ Cây Đinh Lăng

Vì sao nhiều gia đình trồng cây đinh lăng trước nhà? (GDVN) - Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi... Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc
thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi không có mùi thơm này. Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm. Một số bài thuốc có sử dụng Đinh lăng 1. Bồi bổ cơ thể Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết. 2. Chữa tắc tia sữa Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. 3. Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.