Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TỈNH PHÚ YÊN

Lịch sử Thư viện tỉnh Phú Yên được hình thành với số sách ban đầu là 500 bản (sách từ Hải Hưng theo dọc Trường Sơn vào Phú Yên năm 1974) từ căn cứ cách mạng Phú Yên chuyển về được tổ chức thành 2 tủ sách tại thư viện Phú Yên cũ (nay là gát 2 của Hội trường Phường tư TX Tuy Hoà ). Ngày 22-6-1975 mở cửa khai trương phục vụ bạn đọc. Tháng 7 năm 1975, đoàn cán bộ của Ty văn hoá tỉnh Hải Hưng gồm có anh Phương cán bộ báo chí, Anh Tuyền, Cô Chiến cán bộ truyền thanh, Anh Triều Dương cán bộ văn học nghệ thuật, Anh Nguyễn Đình Nhã (nay là Cục trưởng cục xuất bản) cán bộ thư viện và Ông Vũ Cát Phó Trưởng Ty Văn hoá Hải Hưng mang vô tặng Phú Yên 10.000 cuốn sách , 4 giá đựng sách , 1 tủ mục lục và các phương tiện hoạt động thư viện để xây dựng Thư viện. Khi bàn giao các đồng chí lãnh đạo của 2 Ty Văn hoá Hải Hưng - Phú Yên đề xuất với Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Phú Yên cho Thư viện Phú Yên đặt tên Thư viện Hải Phú. Tên Thư viện Hải Phú có ý nghĩa lịch sử được bắt đầu từ đó. Năm 1976 sáp nhập Tỉnh. Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Phú Yên đã quyết định giao trụ sở toà án Phú Yên do chế độ cũ xây dựng trên góc đường Lê Quý Đôn - Trần Hưng Đạo (diện tích đất xây dựng: 2723 mét vuông) làm thư viện. Thư Viện Hải Phú được chuyển và hoạt động với tư cách là Thư viện Bắc Phú Khánh. Năm 1997 UBND tỉnh Phú Yên cho cải tạo và xây dựng thành thư viện mới có diện tích sử dụng 1652 mét vuông, có các Phòng đọc chung, Phòng đọc cá biệt, Phòng đọc báo tạp chí, Phòng đọc nghe nhìn, Phòng đọc thiếu nhi tất cả các phòng có sức chứa cùng một lúc là 220 bạn đọc ngồi đọc sách, có Phòng vi tính.
 + Về thể loại tài liệu đến hôm nay có trong thư viện hơn 200.000 bản sách ; hơn 1050 loại báo tạp chí trong và ngoài nước; có hơn 2000 tranh ảnh bản đồ; hàng 1000 đĩa nhạc, băng video cassette, hơn 1000 đĩa CD-rom dữ liệu, có những tài liệu cổ cách đây hơn 200 năm như Bộ Khang Hy từ điển 34 tập; Bản đồ cổ ở Thế kỷ 19 như Bản đồ huyện Đồng Xuân, Tuy Hoà . Bạn đọc đăng ký đọc thường xuyên tại thư viện có trên 300 người (50% học sinh, sinh viên ;30 % cán bộ , bộ đội, giáo viên). Hàng ngày có từ 350-500 lượt người đến mượn và đọc sách tại thư viện. + Về hoạt động tin học, thư viện cũng tích cực ứng dụng vào các thao tác chuyên môn như in phích, làm thư mục, tổ chức bổ sung tài liệu, quản lý bạn đọc, tổ chức trang web Thư viện tỉnh Phú Yên (http://www.thuvienhaiphu.com.vn/) Đến nay thư viện tổ chức được các cơ sở dữ liệu trên mạng của hệ thống máy vi tính trong thư viện (TNTV trên 100.000 biểu ghi ; Địa chí trên 27.000 biểu ghi ; Dữ liệu nguồn trên 200.000 biểu ghi ; Địa chỉ web: 3601 biều ghi; Dữ liệu số hóa : 1246 biểu ghi; Dữ liệu sự cố máy tính 1167 biểu ghi; Dữ liệu âm nhạc: 102 biều ghi; Dữ liệu phần mềm: 234 biều ghi...).Tổ chức cung cấp các văn bản pháp luật từ năm 1945 đến năm 2005 qua mạng vi tính cho bạn đọc.
+ Về hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách thư viện đã kết họp với Đài truyền hình Phú Yên tổ chức thực hiện thường xuyên 2 mục: giới thiệu "sách mới"; điểm báo "Phú Yên qua báo chí trong nước" hàng tuần vào tối thứ 6; tổ chức triển lãm sách chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ; ngày thành lập Đảng CSVN; ngày Phú Yên giải Phóng ; Tổ chúc biên soạn các thư mục chuyên đề về xây dựng Đảng , về các báo chí nói về Phú Yên; Thư mục thông báo sách mới... + Từ Thư viện Hải Phú đã sinh ra Đêm thơ Nguyên tiêu với ý nghĩa ban đầu là hoạt động chuyên môn: tổ chức điểm thơ xuân trên các báo nhân dịp rằm tháng giêng năm 1981, với tiêu đề là Nói chuyện thơ xuân, để rồi hàng năm đến hẹn lại lên, liên tục 30 năm thơ xuân được tổ chức. Phong trào sinh hoạt thơ xuân được lan rộng xuống các huyện thị ( Mùng 7 tết đêm thơ xuân Tx Tuy Hoà, H.Sông cầu; Mùng 10 tết đêm thơ xuân H. Tuy Hoà,Đồng Xuân; 12 tết đêm thơ xuân H.Sơn Hoà). Đêm thơ xuân núi Nhạn (rằm tháng giêng hàng năm) đã trở thành "nỗi nhớ" của các nhà văn, nhà thơ trong và ngoài tỉnh, và sự chờ đợi của hàng ngàn công chúng yêu thơ ở Phú Yên. Có những đêm thơ xuân gần như có mặt hầu hết các Đ/c lãnh đạo Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh. Đêm thơ xuân năm 2000 các Đ/c lãnh đạo tỉnh hầu như có mặt. Đ/c Bí thư tỉnh Uỷ Thái Phụng Nê cũng đến dự và chăm chú nghe đọc thơ từ đầu đến cuối buổi sinh hoạt thơ.Có thể nói đêm thơ Nguyên tiêu đã trở thành nét đẹp văn hoá ngày xuân ở Phú Yên. + Tổ chức ứng dụng tin học vào thư viện nhất là công tác thư mục địa chí, trang web Non nước Phú Yên đã giúp cho bạn đọc muốn nghiên cứu con người và đất nước Phú Yên rút ngắn được thời gian tìm tài liệu. + Thư viện Hải Phú cũng là nơi có đầy đủ các văn bản Pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay (2005) ,là nơi cung cấp thông tin khoa học - kinh tế - xã hội nhiều nhất cho bạn đọc và nhân dân Phú Yên.

1 nhận xét: